Tạo thương hiệu từ lợi ích nông dân
anvh.ceo
2023-12-27T23:26:25-05:00
2023-12-27T23:26:25-05:00
https://agrilong.ramat.vn/news/Tin-tuc/tao-thuong-hieu-tu-loi-ich-nong-dan-91.html
https://agrilong.ramat.vn/uploads/news/2023_12/vina.jpg
AGRILONG - NHÀ SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK THÁP CAO HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
https://agrilong.ramat.vn/uploads/bannerlogo.png
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina sản xuất phân bón NPK nhãn hiệu Agrilong chất lượng cao, chuyên dùng cho cây ăn trái, cao su, cà phê, tiêu, lúa… Tại Phú Yên, công ty đang đồng hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu, tăng thu nhập cho người dân, một trong 19 tiêu chí trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới.
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Năm 2011, nhà máy sản xuất phân bón Agrilong tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp (Phú Yên) đã đưa dây chuyền sản xuất số 2 vào hoạt động. Đây là dây chuyền được đầu tư hoàn toàn mới, sản xuất theo công nghệ hơi nước, hoàn toàn tự động với công suất 150 tấn phân bón NPK/ngày. Nhờ áp dụng công nghệ sản xuất mới, phân bón NPK phân bổ dinh dưỡng đồng đều trên từng hạt sản phẩm, đảm bảo sản xuất được các chỉ tiêu NPK hàm lượng cao, chất lượng ổn định. Cũng từ đó doanh thu của công ty đã tăng trưởng vượt trội, từ năm 2011 đến nay doanh thu tăng gần 300%/năm.
Thời gian qua, công ty đã kết hợp với hệ thống phân phối sản phẩm ở hầu hết các tỉnh, thành phố, tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo nông dân và trình diễn sử dụng hiệu quả phân bón Agrilong trên các loại cây trồng ở nhiều địa phương khác nhau. Ông Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc công ty cho biết: “Ngoài việc quảng bá sản phẩm, tổng kết đánh giá hiệu quả sử dụng sản phẩm của nông dân, các hoạt động này còn là dịp để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, củng cố mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nông dân”.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Hoàng Long Vina không chỉ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng, công ty còn chú trọng tăng cường quảng quá hình ảnh của mình. Công ty cũng đã cải tạo thiết kế lò đốt, thay đổi nhiên liệu đốt từ dầu FO sang than củi trấu, bổ sung dây chuyền sản xuất phân bón NPK theo phương pháp eùp neùn cô hoïc không phaùt sinh nhieät trong coâng ñoaïn sấy nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
ĐỒNG HÀNH CÙNG NÔNG DÂN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Vừa qua, Sở NN-PTNT Phú Yên triển khai liên kết 4 nhà trong việc xây dựng mô hình cánh đồng mẫu nhằm tăng thu nhập cho nông dân, là 1 trong 19 tiêu chí trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina đồng hành chương trình này, sẽ hỗ trợ phân bón để nông dân triển khai mô hình cánh đồng mẫu, góp phần đưa phong trào Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới lan rộng trong đời sống nhân dân, từ đồng bằng đến miền núi.
Vụ đông xuân 2012-2013, mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa giống sử dụng phân bón NPK nhãn hiệu Agrilong được triển khai thực hiện tại Trại giống Nông nghiệp Hòa Đồng (Tây Hòa), sử dụng giống lúa nguyên chủng TH6. Theo đó, ruộng mô hình sử dụng phân bón NPK với bộ sản phẩm BT1, BT2, BT3 (bón thúc 1, bón thúc 2, bón thúc 3) khi lúa trổ đòng nhiều hơn từ 20 đến 25 bông/m2 so với ruộng sử dụng bón phân đơn. Kết quả, năng suất lúa mô hình đạt 78 tạ/ha, trong khi ruộng đối chứng chỉ đạt 72 tạ/ha; lợi nhuận cao hơn 3 triệu đồng/ha. Cầm trên tay gié lúa dài, hạt bóng mẩy, ông Lê Đức Quyến ở xã Hòa Vinh (Đông Hòa) tham quan mô hình phân trần: “Ông bà có câu: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Khâu nước tưới hiện đã yên tâm vì có nước tự chảy đập Đồng Cam. Còn khâu phân bón, tôi sử dụng phân bón NPK của Hoàng Long Vina vãi “sướng” tay vì không phải trộn như dùng phân đơn. Khi bón đồng tôi giảm lượng phân, vì “mã” lúa còn xanh”.
|
Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất phân bón của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Hoàng Long Vina |
Lần đầu tiên huyện miền núi Sông Hinh phối hợp với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina xây dựng cánh đồng mẫu trên diện tích 114ha với hơn 200 hộ đồng bào các dân tộc ở các xã Ea Bia, Ea Trol, Ea Lâm… tham gia. Lúa cho năng suất 74,3 tạ/ha, có nơi thâm canh tốt như xã Đức Bình Tây năng suất đạt 100 tạ/ha, tăng 40 tạ/ha so với khi chưa thực hiện cánh đồng mẫu; trong khi đó, chi phí sản xuất mỗi vụ giảm 30%.
Không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho nông dân, việc tham gia cánh đồng mẫu còn giúp bà con thay đổi tập quán sản xuất lúa, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tình nghĩa xóm giềng thêm thắt chặt. Ông Lê Mô Y Lương - đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê ở buôn Ly (xã Ea Trol) nói: “Chiều anh em trong xóm rủ nhau ra thăm đồng, nhìn lá lúa vươn dài mát mắt, ai cũng trầm trồ và bàn cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trước đây “mạnh ai nấy làm” nên ruộng lúa chậm phát triển, thường xuyên bị bệnh. Năm nay, nhờ trồng lúa lai nên nhà nào lúa cũng đầy bồ, không phải như mấy năm trước, làm ruộng mà có tháng phải đi mua từng cân gạo”.
Ông Trần Thanh Định, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Hinh thổ lộ: “Mô hình này đã “kéo” năng suất lúa toàn huyện đạt 51 tạ/ha, chứ vụ đông xuân năm ngoái chỉ đạt 45,8 tạ/ha”.
Vụ hè thu 2013, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina tiếp tục đồng hành, triển khai mô hình cánh đồng mẫu tại các huyện Tuy An, Tây Hòa và Phú Hòa, trong đó chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng công thức bón phân chuyên dùng, hiệu quả, tiết kiệm và hướng đến sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung bền vững. Từ đó, công ty sẽ nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu nhằm tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng thành công Chương trình Xây dựng nông thôn mới.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN- PTNT, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Yên, khẳng định: “Để nâng cao đời sống của người dân thì không có cách nào khác là phải xây dựng và phát triển mô hình cánh đồng mẫu, nâng cao năng suất lúa để giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi huy động nguồn lực địa phương, trong đó có Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina hỗ trợ phân bón, đồng hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu các loại giống lúa khác nhau trên địa bàn tỉnh”.